Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn được xây dựng trong vòng 3 năm và đưa vào hoạt động trong năm 2019. Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn là đường cao tốc dài nhất hiện nay ở Quảng Ninh mang lại nhiều lợi ích cho địa phương. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vài nét quan trọng của tuyến cao tốc này nhé.
Nội dung bài viết
Giới thiệu đôi nét về đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn
Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn bắt đầu thi công vào tháng 9/2015 với tổng cộng 15 gói thầu đường và cầu. Đây là dự án trọng điểm đóng vai trò kết nối tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ninh cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Tổng chiều dài của cao tốc Hạ Long – Vân Đồn gần 60km và có chiều rộng 24,5m thuộc tỉnh Quảng Ninh. Chủ đầu tư của dự án này là công ty cổ phần BOT Biên cương với số vốn khoảng 11.857 tỷ đồng theo hình thức xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT). Nút giao Minh Khai nối với tuyến cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, giao cắt với đường 10 làn xe nối với QL18 đoạn qua đường Đại Yên, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Đây điểm đầu của cao tốc Hạ Long – Vân Đồn. Điểm cuối của tuyến tại nút giao Đoàn Kết là nơi nối với cảng hàng không quốc tế Vân Đồn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đây là tuyến cao tốc loại A, được thiết kế với 4 làn xe chạy với vận tốc 100km/h và 2 làn dừng khẩn cấp. Nhìn từ trên cao các tuyến đường như con sông nhỏ xung quanh là đồng ruộng, biển đồi xanh mát bao la.
Phong cảnh cao tốc Hạ Long – Vân Đồn
Để có thể xây dựng được cao tốc này các nhà thầu đã phải xẻ núi để mở đường do đó khá khó khăn cho các công nhân trong quá trình thi công. Tuy nhiên, cũng nhờ có vị trí trên cao như vậy mà khi đi qua cao tốc Hạ Long – Vân Đồn bạn có thể thấy được phong cảnh vô cùng tươi đẹp, bởi tại đây chúng ta có thể ngắm được cả sông, biển và núi tại Hạ Long. Đây sẽ là cung đường được xem là hữu tình nhất, lý tưởng nhất dành cho các bạn thích ngắm cảnh.
Các trạm thu phí trên cao tốc Hạ Long – Vân Đồn
Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn đã được công ty cổ phần BOT Biên Cương đặt 4 trạm thu phí gồm:
- Trạm nút giao Cẩm Y
- Trạm nút giao Đoàn Kết
- Trạm nút giao Đồng Lá
- Trạm nút giao Việt Hưng
Mức thu phí áp dụng đối với 5 loại phương tiện từ xe dưới 12 ghế ngồi xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng. Đến các loại xe tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe cotainer 40 feet giá phí thông qua trạm được tính theo số km tại từng chặng. Mức thu phí sẽ từ 45.000 đồng đến 435.000 đồng tùy vào từng chặng và tải trọng của các loại xe.
Tại các trạm điều được trang bị thu phí ETC (làn thu phí áp dụng công nghệ tự động nhận diện phương tiện di chuyển qua và trừ tiền vào tài khoản giao thông). Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân đi lại kết nối các khu vực của thành phố Hạ Long với huyện Vân Đồn và các địa phương khu vực miền đông của tỉnh kết nối với thành phố Hải Phòng và các địa phương khu vực miền tây của tỉnh.
Ý nghĩa của tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn
Giúp tiết kiệm thời gian
Trước đây di chuyển từ Hà Nội đến Vân Đồn phải mất khoảng 4 tiếng, tuy nhiên khi có tuyến cao tốc này chúng ta có thể rút ngắn thời gian chỉ còn hơn 2 giờ đồng hồ.
Khi chưa có cao tốc Hạ Long – Vân Đồn muốn từ Hạ Long đến Vân Đồn phải mất khoảng 1h30. Tuy nhiên khi di chuyển bằng đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn chỉ còn tốn gần 60 phút, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Thúc đẩy kinh tế Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh phát triển
Cao tốc không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hạ Long – Vân Đồn còn có ý nghĩa lớn về phát triển thương cảng của Vân Đồn. Ngoài ra còn có vai trò quan trọng trong nền phát triển kinh tế giữa Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và đặc biệt làm cho nền kinh tế ở Bắc Bộ.
Là nơi kết nối các sân bay quan trọng của phía Bắc Việt Nam gồm sân bay Nội Bài (Hà Nội), sân bay Cát Bi (Hải Phòng) và sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh). Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao thương giữa các tỉnh thành.
>> Xem thêm:
Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn sẽ là một bước ngoặt lớn cho sự phát triển về nền kinh tế của Việt Nam. Cao tốc này sẽ giúp cho các nút giao thông ở miền Bắc được hoàn thiện hơn và góp phần tạo điều kiền thuận lợi cho mối quan hệ của các tỉnh thành nơi đây.